Các hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến hiện nay 

Các hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến hiện nay 

Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, các hoạt động lừa đảo trực tuyến cũng ngày càng tinh vi và phức tạp. “Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, trong 6 tháng đầu năm 2023. Tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng 37,82 % so với 6 tháng cuối năm 2022”. Dưới đây là một số hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến hiện nay mà bạn cần nắm rõ để tránh trở thành nạn nhân.

Trước tiên, chúng ta cần định nghĩa, lừa đảo trực tuyến là gì?

Lừa đảo trực tuyến là gì?

Lừa đảo trực tuyến là gì?

Là một hình thức lừa đảo và chiếm đoạt tài sản được diễn ra trên không gian mạng. Các đối tượng xấu lợi dụng việc thiếu cảnh giác của người dân về bảo mật thông tin cá nhân cùng với các công cụ công nghệ để thực hiện các hành vi bất hợp pháp.

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, hiện nay đang có 3 nhóm lừa đảo chính. Bao gồm: giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác như lừa đảo qua mạng xã hội, lừa đảo qua các sàn thương mại điện tử… Cùng với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam.

5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến hiện nay

5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến hiện nay

1. Lừa đảo giả mạo thương hiệu

Đây là hình thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay, với thủ đoạn giả mạo các thương hiệu uy tín. Như ngân hàng, sàn thương mại điện tử, công ty tài chính,… Để gửi tin nhắn, email, đường link giả mạo nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân hoặc tiền bạc của người dùng.

Một số thủ đoạn lừa đảo giả mạo thương hiệu phổ biến như:

  • Gửi tin nhắn, email giả mạo từ ngân hàng, công ty tài chính,… thông báo tài khoản bị khóa, bị trừ tiền,… Yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân hoặc mã OTP để giải quyết. Hiện nay rất nhiều ngân hàng và các doanh nghiệp cũng đã lên tiếng cảnh báo người dân về các chiêu trò lừa đảo này.
  • Tạo website, fanpage giả mạo thương hiệu để bán hàng với giá rẻ, khuyến mãi hấp dẫn,… Sau khi người dùng mua hàng, sản phẩm nhận được lại vô cùng kém chất lượng. Và đồng thời sẽ không có cách nào liên hệ với các tổ chức giả mạo để đòi lại quyền lợi cho mình. 
  • Tạo các ứng dụng, phần mềm giả mạo thương hiệu để đánh cắp thông tin cá nhân hoặc tiền bạc của người dùng. 

Ví dụ như Nón Sơn là một thương hiệu rất hay có các chương trình giảm giá. Lợi dụng điều này, rất nhiều fanpage giả mạo trên Facebook được lập ra để rao bán những mẫu nón tương tự. Điều đáng nói ở đây là các fanpage giả mạo này được xây dựng y hệt với thương hiệu gốc. Khiến nhiều người mua hàng lầm tưởng và đặt mua. Sau đó nhận về kết đắng cho mình và cũng không nhận lại được bất kì sự hỗ trợ nào!

2. Lừa đảo chiếm đoạt tài khoản

Hình thức lừa đảo này thường nhắm vào các tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng, tài khoản ví điện tử,… Với thủ đoạn đánh cắp thông tin tài khoản của người dùng để chiếm đoạt tài sản.

Một số thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài khoản phổ biến như:

  • Gửi tin nhắn, email giả mạo từ ngân hàng, công ty tài chính,… Yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân hoặc mã OTP để giải quyết. Sau khi người dân cấp mã OTP, tội phạm sẽ xâm nhập vào tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt toàn bộ số tiền đó.
  • Gửi link giả mạo đến người dùng, khi người dùng truy cập vào link này sẽ bị đánh cắp thông tin tài khoản.
  • Tấn công mạng để đánh cắp thông tin tài khoản của người dùng. 

3. Lừa đảo qua mạng xã hội

Mạng xã hội ngày càng phát triển, số người dùng càng cao. Càng trở thành một mảnh đất màu mỡ cho những kẻ xấu. Đây là một môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo, với thủ đoạn lợi dụng lòng tin của người dùng để chiếm đoạt tài sản hoặc thông tin cá nhân.

Một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng xã hội phổ biến như:

  • Lừa đảo tình cảm
  • Lừa đảo tuyển cộng tác viên online
  • Lừa đảo trúng thưởng
  • Lừa đảo đầu tư tài chính

Ví dụ: Đối với những người đang tìm kiếm những việc làm thêm. Sẽ có những tài khoản chuyên cung cấp “việc nhẹ lương cao” tiếp cận với bạn. Họ sẽ yêu cầu bạn phải tải một ứng dụng, chỉ cần mỗi ngày thực hiện thao tác đơn giản trên ứng dụng, bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng. Tuy rằng một hai lần đầu bạn có thể kiếm được số tiền 1-2 triệu. Nhưng sau đó, nền tảng sẽ bắt bạn nạp vào một khoản tiền lớn thì mới có lời và rút được tiền ra. Khi bạn nạp vào, bạn sẽ mất trắng toàn bộ!

4. Lừa đảo trực tuyến qua sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử là một kênh mua sắm trực tuyến phổ biến. Hiện nay có rất nhiều người ưa chuộng mua hàng trên các sàn bởi vì giá cả rẻ hơn. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro lừa đảo. Và sự thật chứng minh, đã có vô số trường hợp “treo đầu dê bán thịt chó” tràn lan trên các sàn.

Một số thủ đoạn lừa đảo qua sàn thương mại điện tử phổ biến như:

  • Bán hàng giả, hàng nhái
  • Bán hàng kém chất lượng
  • Không giao hàng hoặc giao hàng không đúng như mô tả
  • Trở ngại trong việc đổi trả hàng

Ví dụ: Gần đây có một thủ đoạn rất tinh vi, khi người dân đặt hàng trên một sàn thương mại bất kì. Kẻ xấu sẽ xâm nhập vào nền tảng và lấy được thông tin của họ. Đồng thời cùng lúc gửi đi một kiện hàng với bao bì tương tự. Nhưng sự thật là bên trong chỉ là những vật rẻ tiền. Đánh vào tính chủ quan của người dân khi nhận hàng, sẽ không kiếm tra hàng và cũng không kiểm tra trạng thái vận chuyển.

Vì thế nên đã có vô số trường hợp bị lừa. Và các đơn vị vận chuyển cũng chỉ là trung gian. Họ hoàn toàn không có bất kì thông tin nào có thể hỗ trợ giải quyết. Cho nên hiện các sàn thương mại điện tử cũng đã gắn thông báo rằng: “Chỉ nhận hàng khi hàng hóa đang ở trạng thái đang giao”.

5. Lừa đảo trực tuyến qua ứng dụng

Các ứng dụng di động đã trở thành một kênh lừa đảo tiềm ẩn, với nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm lợi dụng lòng tin của người dùng để chiếm đoạt tài sản hoặc thông tin cá nhân. Dưới đây là một số thủ đoạn lừa đảo phổ biến qua ứng dụng di động:

Các ứng dụng vay tiền

Các ứng dụng vay tiền trực tuyến thường hứa hẹn thủ tục nhanh chóng và lãi suất thấp để thu hút người dùng. Khi người dùng tải ứng dụng và cung cấp thông tin cá nhân, kẻ lừa đảo có thể:

  • Yêu cầu người dùng chuyển một khoản tiền “phí xử lý” hoặc “phí bảo hiểm” trước khi giải ngân khoản vay, sau đó chiếm đoạt số tiền này và biến mất.
  • Sử dụng thông tin cá nhân của người dùng để thực hiện các hành vi lừa đảo khác, như mở tài khoản ngân hàng hoặc đăng ký dịch vụ tài chính dưới danh nghĩa người dùng.

Các ứng dụng đầu tư tài chính

Các ứng dụng đầu tư tài chính giả mạo thường nhắm đến những người muốn đầu tư vào cổ phiếu, tiền ảo, bitcoin, và các hình thức đầu tư khác. Các thủ đoạn phổ biến bao gồm:

  • Hứa hẹn lợi nhuận cao và rủi ro thấp, nhằm thu hút người dùng đầu tư tiền vào các dự án không tồn tại hoặc không minh bạch.
  • Sau khi người dùng đầu tư, ứng dụng sẽ giả mạo các báo cáo tài chính để tạo ảo giác rằng đầu tư đang sinh lời, và kêu gọi người dùng đầu tư thêm tiền.
  • Khi người dùng muốn rút tiền, ứng dụng sẽ yêu cầu các khoản phí hoặc từ chối rút tiền, cuối cùng là chiếm đoạt toàn bộ số tiền đầu tư.

Các ứng dụng trò chơi trực tuyến

Các ứng dụng trò chơi trực tuyến cũng là môi trường thuận lợi cho các hành vi lừa đảo. Các thủ đoạn phổ biến bao gồm:

  • Hứa hẹn phần thưởng lớn hoặc vật phẩm giá trị trong game nếu người dùng mua các gói nâng cấp, sau đó không cung cấp những gì đã hứa.
  • Yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin thanh toán để nhận phần thưởng, sau đó sử dụng thông tin này để chiếm đoạt tiền hoặc thực hiện các hành vi lừa đảo khác.
  • Giả mạo các ứng dụng game nổi tiếng, yêu cầu người dùng tải về phiên bản giả mạo chứa phần mềm độc hại, từ đó chiếm quyền kiểm soát thiết bị của người dùng và đánh cắp thông tin.

Kết luận

Việc nhận biết và cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo này là rất quan trọng. Người dùng nên cẩn trọng khi tải và sử dụng các ứng dụng di động, chỉ nên tải ứng dụng từ các nguồn đáng tin cậy và luôn kiểm tra đánh giá của người dùng khác trước khi cung cấp thông tin cá nhân hoặc thực hiện các giao dịch tài chính.

Với sự phát triển của công nghệ, các hình thức lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi và phức tạp. Do đó, bạn cần nâng cao cảnh giác và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Để tránh trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo. Nếu như có bất kỳ thắc mắc, hay cần sự hỗ trợ nào. Hãy liên hệ cho LifeSkills Vietnam, để nhận được những sự hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Nguồn tham khảo:

Công an nhân dân online, Lừa đảo trực tuyến: Thủ đoạn biến hóa khôn lường

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *