Trong những năm gần đây, tình trạng đuối nước tại Việt Nam đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về sự an toàn và kiến thức về an toàn đuối nước của người dân. Bài viết này sẽ điểm qua thực trạng đuối nước của trẻ em hiện nay. Và đề xuất giải pháp chống đuối nước để cải thiện tình hình.
Tổng quan thực trạng đuối nước của trẻ em Việt Nam
Đuối nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn tử vong ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, hàng năm có khoảng 2.000 trường hợp tử vong do đuối nước. Đặc biệt là trong số trẻ em và thanh thiếu niên. Tỷ lệ trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước đứng hàng đầu khu vực Đông Nam Á, thứ hai trên thế giới và cao gấp 10 lần các nước phát triển (theo Bộ LĐ – TBXH). Điều này dẫn đến sự cấp thiết phải có các giải pháp chống đuối nước cho trẻ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đuối nước ở trẻ em Việt Nam. Trong đó bao gồm sự thiếu hiểu biết về an toàn đuối nước, thiếu kỹ năng bơi lội. Cha mẹ không theo dõi sát sao con cái, để chúng đến tự mình vui chơi tại các khu vực nước sâu, nguy hiểm.
Theo bộ Y tế Việt Nam: “Môi trường sống chung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em. Như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước… không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước… Không được rào chắn và có biển báo nguy hiểm. Hơn nữa, tình trạng xây dựng các công trình, đào bới khai thác cát, đất đá tràn lan, sự vô ý thức của con người… Đã để lại các hố ao sâu gây nguy hiểm không có hàng rào cũng là những nơi dễ gây nên tai nạn đuối nước.”
Giải pháp chống đuối nước cho trẻ em hiện nay
Tăng cường giáo dục về an toàn đuối nước
Chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận nên hợp tác để tạo ra các chương trình giáo dục về an toàn đuối nước. Điều này bao gồm việc đưa vào giảng đường, truyền thông. Và các chiến dịch quảng cáo để nâng cao nhận thức của người dân về an toàn khi tiếp xúc với nước.
Các tổ chức có thể tổ chức các khóa học miễn phí hoặc giảm giá để khuyến khích các gia đình sử dụng phao cứu sinh và học bơi lặn. Điều này có thể giúp nâng cao khả năng tự cứu khi gặp tình huống đuối nước.
Không chỉ dừng lại ở giáo dục cho trẻ em, chúng ta còn phải giáo dục cả cho những phụ huynh về vấn đề an toàn. Tuyệt đối không để các chum, chậu, vạc to chứa nước mà không đậy nắp khi con trẻ ở nhà một mình. Không nên cho con em mình tự ngâm mình trong bồn tắm cao quá đầu hay đi bơi mà không có sự giám sát. Đặc biệt là các phụ huynh cần biết các kỹ năng cứu đuối nước cơ bản. Để có thể cứu con trẻ trong các tình huống nguy cấp nhất.
Cho trẻ học bơi lặn hoặc sử dụng phao cứu sinh khi tham gia các hoạt động dưới nước
Học bơi là biện pháp quan trọng nhất để tự bảo vệ khỏi nguy cơ đuối nước. Nắm vững kỹ năng bơi giúp trẻ tự tin hơn khi tiếp xúc với nước và có khả năng tự cứu khi cần thiết. Ngoài ra còn giúp cha mẹ an tâm hơn khi cho con tham gia các hoạt động dưới nước cùng bạn bè.
Và đặc biệt, phải tuân thủ Quy Tắc Bơi An Toàn
- Không bao giờ cho trẻ bơi một mình nếu không chắc chắn về khả năng bơi của trẻ.
- Tuân thủ tất cả quy tắc và hướng dẫn của bể bơi hoặc khu vực nước công cộng.
- Cha mẹ và thầy cô phải luôn giám sát, coi trông trẻ nhỏ để chúng không tiến đến các khu vực nguy hiểm.
Cải thiện hạ tầng an toàn
Chính quyền và các tổ chức liên quan nên đầu tư vào việc cải thiện hạ tầng an toàn tại các khu vực biển và sông ngòi. Điều này có thể bao gồm việc đặt biển cảnh báo, xây dựng bờ biển an toàn hơn. Và tạo ra các đội ngũ cứu hộ có trang thiết bị tại các điểm nguy hiểm.
Kết luận
Tình trạng đuối nước tại Việt Nam vào năm 2023 đang đặt ra một loạt thách thức cho sự an toàn của trẻ. Tuy nhiên, thông qua việc tăng cường giáo dục về an toàn đuối nước. Cải thiện hạ tầng an toàn, và khuyến khích sử dụng phao cứu sinh. Chúng ta có thể cải thiện tình hình này. Việc này không chỉ giúp bảo vệ trẻ. Mà còn đảm bảo rằng tất cả mọi người có thể tận hưởng sự vui chơi và giải trí ở môi trường nước một cách an toàn hơn.
Nếu như có bất kỳ thắc mắc, hay cần sự hỗ trợ nào. Hãy liên hệ cho LifeSkills Vietnam, để nhận được những sự hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Nguồn tham khảo:
- Bộ Y tế Việt Nam. Nguyên nhân – giải pháp cho đuối nước ở trẻ em Việt Nam
- Bộ Y tế Việt Nam. Đuối nước khiến gần 2.000 trẻ em Việt Nam dưới 16 tuổi tử vong mỗi năm