Các kỹ năng tự vệ trẻ cần biết để an toàn trong mọi tình huống

Các kỹ năng tự vệ trẻ cần biết để an toàn trong mọi tình huống

Trong cuộc sống hiện đại, trẻ em ngày càng phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, từ các vụ bắt cóc tống tiền đến xâm hại tình dục. Vì vậy, việc trang bị cho trẻ các kỹ năng tự vệ là vô cùng quan trọng, giúp trẻ có thể bảo vệ bản thân trong những tình huống nguy hiểm. Cùng LifeSkills tìm hiểu các kỹ năng tự vệ mà trẻ cần biết để an toàn trong các tình huống nguy hiểm.

Kỹ năng nhận biết nguy hiểm

kỹ năng nhận biết nguy hiểm

Dạy trẻ cách nhận biết người lạ: Người lạ là những người mà trẻ không quen biết, không có mối quan hệ thân thiết với trẻ. Trẻ cần được dạy cách nhận biết người lạ dựa trên các đặc điểm: Người lạ đi một mình, mặc đồ đen và bịt kín mặt. Có hành vi lạ như đụng chạm, dò hỏi rất nhiều hay cho quà bánh, muốn đưa trẻ đi. Thậm chí là khi trẻ đã có ý muốn từ chối nhưng vẫn tiếp tục thuyết phục hoặc thậm chí lôi kéo.

Tuyệt đối không đi theo người lạ: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất mà trẻ cần ghi nhớ. Trẻ cần được dạy rằng không bao giờ được đi theo người lạ, kể cả khi người đó nói là người quen của bố mẹ, của cô giáo, hay nói sẽ đưa trẻ đi chơi, mua quà,… Và chỉ đi theo những người thân đã được bố mẹ nhắc đến rằng sẽ đến đón trẻ.

Dạy trẻ cách nhận biết khu vực nguy hiểm: Khu vực nguy hiểm là những khu vực tối tăm, vắng vẻ, khu vực gần sông, hồ,… Và người lớn hãy hạn chế để trẻ đi một mình vào các khu vực này để đảm bảo an toàn cho con mình.

Học cách nói “KHÔNG”

học cách nói không

Dạy trẻ cách nói “không” với người lạ: Học cách từ chối hay nói “không” một cách rõ ràng, dứt khoát khi bị người lạ dụ dỗ, xâm hại hay với những yêu cầu không phù hợp, chẳng hạn như yêu cầu đi theo người lạ, hay nhận các quà bánh mà người lạ đưa cho…

Kỹ năng thoát thân

Kỹ năng thoát thân

Hét lên thật to khi cần giúp đỡ: Nếu bị người lạ bắt cóc hoặc tấn công, trẻ cần hô hoán lên thật to để thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh. Hãy dạy trẻ cách kêu gọi sự giúp đỡ đúng cách bằng cách không kêu các câu chung chung như “Giúp con với” hay la toáng. Mà hãy chỉ rõ đặc điểm của người có thể giúp đỡ, ví dụ như “Cô áo xanh ơi giúp con với” hay “Chú đeo ba lô vàng”… Bởi vì khi bị chỉ rõ các đặc điểm của mình, họ sẽ không có cách nào phớt lờ đi sự cầu cứu của trẻ.

Chạy đến chỗ đông người: Nếu không thể hét lên, trẻ cần tìm cách chạy đến chỗ đông người, nơi có nhiều người qua lại. Ở những nơi đông người, người lạ sẽ khó lòng thực hiện hành vi làm hại trẻ.

Chống trả khi cần thiết: Trong trường hợp bị người lạ bắt giữ, trẻ cần cố gắng chống trả để thoát thân. Trẻ có thể cắn, đá, đấm,… người lạ để gây bất ngờ và tạo cơ hội để chạy trốn.

Các lưu ý khi trang bị cho trẻ kỹ năng tự vệ

Dạy trẻ càng sớm càng tốt: Trẻ em càng nhỏ thì nguy cơ gặp phải các tình huống nguy hiểm càng cao. Và bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm trẻ dễ tiếp thu các kiến thức mới. Vì vậy, cha mẹ nên bắt đầu dạy trẻ các kỹ năng tự vệ từ khi trẻ còn nhỏ.

Dạy trẻ một cách nhẹ nhàng, vui vẻ: Cha mẹ nên dạy trẻ một cách nhẹ nhàng, vui vẻ thông qua những câu chuyện kể để trẻ không cảm thấy tiêu cực dẫn đến quá sợ hãi mà không dám chia sẻ bất cứ điều gì với cha mẹ.

Kết luận

Việc dạy trẻ cách thoát thân khỏi người lạ là một việc làm vô cùng quan trọng, giúp trẻ tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm. Cha mẹ hãy dành thời gian và sự quan tâm để dạy trẻ những kỹ năng này, giúp trẻ an toàn hơn trong cuộc sống.

Nếu như có bất kỳ thắc mắc, hay cần sự hỗ trợ nào. Hãy liên hệ cho LifeSkills Vietnam, để nhận được những sự hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Đọc thêm: Các giải pháp chống đuối nước cho trẻ em hiện nay

Đọc thêm: Các trường hợp có thể dẫn đến đuối nước ở trẻ nhỏ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *