Kỹ năng thoát ra khỏi đám cháy khi xảy ra cháy nổ

Kỹ năng thoát ra khỏi đám cháy khi xảy ra cháy nổ

Trong trường hợp xảy ra cháy nổ, nếu biết những kỹ năng phòng cháy chữa cháy cơ bản và thực hiện đúng cách, bạn có thể bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh. Cùng tìm hiểu một số kỹ năng cần thiết giúp bạn thoát ra khỏi đám cháy nhé!

Thực trạng cháy nổ hiện nay ở Việt Nam

Thực trạng cháy nổ hiện nay ở Việt Nam

Cháy nổ là một vấn đề nhức nhối ở Việt Nam trong những năm gần đây. Theo thống kê của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước xảy ra 2.643 vụ cháy, làm 99 người chết, 124 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 1.500 tỷ đồng. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy nổ, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, bao gồm:

  • Sử dụng điện không an toàn, như: sử dụng dây điện quá tải, đấu nối điện không đúng quy định, sử dụng thiết bị điện cũ, kém chất lượng,…
  • Sử dụng xăng dầu, gas, hóa chất không an toàn, như: để xăng dầu, gas gần nguồn nhiệt, không sử dụng thiết bị bảo hộ khi sử dụng xăng dầu, gas,…
  • Vứt tàn thuốc lá bừa bãi, không cẩn thận trong quá trình sử dụng lửa,…

Ngoài ra, nguyên nhân khách quan cũng góp phần gây cháy nổ, bao gồm:

  • Hạn chế về cơ sở hạ tầng, như: hệ thống phòng cháy chữa cháy chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống báo cháy tự động chưa được lắp đặt ở nhiều nơi,…
  • Thiên tai, thời tiết khắc nghiệt,…

Vì vậy có thể thấy việc phòng chống cháy nổ và trang bị kỹ năng thoát ra khỏi đám cháy là vô cùng cần thiết. Cùng tìm hiểu các kỹ năng dưới đây:

Kỹ năng thoát ra khỏi đám cháy khi xảy ra cháy nổ

Kỹ năng thoát ra khỏi đám cháy khi xảy ra cháy nổ

Tìm cách dập lửa, báo cháy và thoát nạn

Đầu tiên, bạn nên bình tĩnh tìm kiếm ngọn lửa và khói. Nếu đám cháy nhỏ, hãy thử dập lửa bằng nước, bình cứu hỏa, cát.  Và cô lập vùng cháy bằng việc dùng các vật dụng có sẵn để ngăn không cho đám cháy lan rộng, chẳng hạn như chăn, mền, túi xách,… Bản thân phải ở vị trí có thể dễ dàng chạy ra ngoài cửa, không đứng vào trị trí góc tường hay không thể chạy được ra ngoài.

Nếu lửa quá lớn không thể dập tắt, bạn phải nhanh chóng tìm đường thoát thân, hô hoán để thông báo cho những người xung quanh biết tình hình và gọi ngay 114. 

Đặc biệt rằng, bạn đừng cố gắng đem theo bất kì của cải, vật chất nào trong quá trình trốn thoát. Bởi vì chúng có thể là một vật bắt lửa gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng bạn! Và việc ngắt cầu dao điện nơi xảy ra đám cháy bởi điện gây cháy nổ sẽ dẫn đến đám cháy bùng phát nhanh hơn.

Nhanh chóng xác định lối thoát hiểm hoặc trú ẩn an toàn

Đầu tiên, bạn cần xác định lối thoát an toàn khỏi ngôi nhà đang cháy. Khi ra ngoài, chỉ mở cửa mà bạn cần; đóng tất cả các cánh cửa đang mở khác để ngăn đám cháy lan nhanh. Và tuyệt đối không sử dụng thang máy khi xảy ra hoả hoạn. Trong trường hợp cháy nổ, thang máy có thể bị kẹt hoặc dừng hoạt động bất ngờ. 

Khi mở cửa, trước tiên đặt mu bàn tay lên cánh cửa, tuyệt đối không dùng lòng bàn tay để tránh bị bỏng. Nếu thấy ấm thì không mở. Bởi vì có thể đám lửa đang rất gần bạn. Nếu tay nắm cửa mát và không thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa chậm và cẩn thận tránh người, mặt sang một bên đề phòng lửa tạt. Khi mở cửa, nếu thấy lửa bùng lên hay có khói xông vào phòng thì đóng cửa thật nhanh và chặt.

Nếu không thể ra ngoài, hãy tập trung mọi người vào một phòng và ngăn khói, lửa xâm nhập qua cửa bằng cách bịt các khoảng trống xung quanh cửa bằng khăn trải giường, chăn, quần áo ướt hoặc băng keo. 

Sau đó hãy gọi trợ giúp từ cửa sổ. Tốt nhất là bạn nên dùng đèn pin phát sáng để đơn vị cứu hộ có thể tìm thấy bạn nhanh nhất. Tuyệt đối không nấp dưới gầm giường hoặc phòng, tủ để đồ vì sẽ rất khó khăn để lính cứu hoả tìm ra bạn. Và không nhảy khỏi các tầng cao khi chưa có sự hướng dẫn của cảnh sát phòng cháy và cứu nạn (trừ trường hợp bắt buộc và không còn sự lựa chọn chờ đợi nào khác) 

Nếu bạn bị thương, hãy cố gắng di chuyển đến nơi an toàn và gọi điện thoại đến số 115 và 114 để được trợ giúp.

Hạn chế tối đa tiếp xúc với lửa hoặc khí độc

Trong quá trình di chuyển cần bình tĩnh và thực hiện các biện pháp để tránh hít phải khói, khí độc bằng cách lấy khăn, áo thấm ướt bịt vào mũi, miệng. Hãy cúi thấp người và bò/ trườn về hướng lối ra. Tuyệt đối không xông qua đám cháy. Luôn giữ cơ thể ở vị trí thấp để tìm đường thoát hiểm, phòng bị nhiễm khói. Bạn phải ngăn không hít phải khí độc vì phần lớn các trường hợp tử vong vì khói chứ không phải lửa.

Cần thiết trang bị búa, rìu, kìm cộng lực đối với các nhà, công trình có lồng sắt

Cần thiết trang bị búa, rìu, kìm cộng lực đối với các nhà, công trình có lồng sắt

Đối với những ngôi nhà, công trình có lồng sắt bảo vệ bên ngoài, có thể thoát hiểm qua cửa của các lồng sắt này vào các công trình liền kề.

Nếu không có lối thoát hiểm, hãy bình tĩnh tìm các dụng cụ. Như búa, rìu hay các vật dụng khác để đập vỡ, mở rộng các hộp trên lồng sắt. Để mọi người có thể di chuyển đến nơi an toàn với sự giúp đỡ của những người xung quanh.

Kết luận

Cháy nổ là một tai nạn nguy hiểm có thể gây ra những thiệt hại về người và tài sản. Vì vậy, mỗi người cần trang bị cho mình những kỹ năng thoát hiểm cần thiết để có thể ứng phó kịp thời khi xảy ra cháy nổ. Nếu như có bất kỳ thắc mắc, hay cần sự hỗ trợ nào. Hãy liên hệ cho LifeSkills Vietnam, để nhận được những sự hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Đọc thêm: 4 Kỹ năng Phòng chống cháy nổ cần thiết

Nguồn: Thống kê của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *