4 Kỹ năng phòng chống cháy nổ cần thiết

4 Kỹ năng phòng chống cháy nổ cần thiết

Cháy nổ là một trong những tai nạn nguy hiểm nhất, gây thiệt hại về người và tài sản. Theo thông cáo báo chí của Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Cảnh sát PCCC và CNCH). Chỉ trong tháng 9/2023, toàn quốc xảy ra 198 vụ cháy, làm chết 63 người, bị thương 46 người, thiệt hại tài sản ước tính 9,8 tỷ đồng và 19 ha rừng.

Trong tháng, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH trực tiếp tham gia 103 vụ CNCH; tổ chức cứu được 24 người, tìm được 78 thi thể bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý. Vì thế nên phòng chống cháy nổ là một trong những kỹ năng giúp bạn và người thân an toàn hơn mỗi khi xảy ra sự cố. Cùng tìm hiểu nhé!

Cháy nổ là gì?

Cháy nổ là hiện tượng mà trong đó vật chất trải qua quá trình oxy hóa nhanh chóng, dẫn đến sự sinh nhiệt và phát sáng. Điều này thường đi kèm với sự phá hủy vật liệu. Cụ thể, cháy và nổ có những đặc điểm và hậu quả như sau:

  • Cháy: Cháy là hiện tượng xảy ra khi vật chất bắt lửa và cháy một cách nhanh chóng. Trong quá trình này, nhiệt độ tăng cao, sinh ra nhiệt và ánh sáng. Cháy thường gây phá hủy vật liệu tại chỗ, làm thay đổi cấu trúc và tính chất của vật liệu đó. Ví dụ, gỗ bị cháy sẽ biến thành than và tro, mất đi cấu trúc ban đầu.
  • Nổ: Nổ là một dạng cháy đặc biệt, xảy ra với tốc độ cực nhanh. Nổ không chỉ tỏa nhiệt và phát sáng mà còn tạo ra sóng xung kích. Sóng xung kích này lan truyền trong không khí hoặc các vật chất khác với tốc độ cao, gây ra sự phá hủy mạnh mẽ hơn nhiều so với cháy thông thường. Nổ có thể làm vỡ hoặc làm biến dạng nghiêm trọng các cấu trúc xung quanh, ví dụ như khi nổ bình gas, sức mạnh của sóng xung kích có thể phá hủy tường và các cấu trúc lân cận.

Hiện tượng cháy nổ thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như tác động của nhiệt, điện, hóa chất hoặc các yếu tố tự nhiên. Việc hiểu rõ bản chất của cháy và nổ giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Nguyên nhân gây cháy nổ phổ biến

Để phòng tránh cháy nổ, trước tiên cần hiểu rõ các nguyên nhân gây ra cháy nổ. Có thể chia các nguyên nhân gây cháy nổ thành 4 nhóm chính:

Do tác động của nhiệt

Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến cháy nổ. Sự tiếp xúc của vật liệu dễ cháy với nguồn nhiệt cao như ngọn lửa, tia lửa điện, thiết bị nhiệt bị quá tải hoặc các nguồn nhiệt khác có thể dễ dàng gây ra cháy. Ví dụ, trong quá trình hàn xì hoặc cắt kim loại, các tia lửa bắn ra có thể làm cháy các vật liệu dễ bắt lửa gần đó.

Do tác động của điện

Hỏng hóc, chập điện là nguyên nhân gây cháy nổ rất phổ biến. Điện có thể gây ra cháy nổ khi hệ thống điện bị quá tải, dây điện bị hỏng, hoặc các thiết bị điện bị lỗi. Ngoài ra, việc sử dụng điện không an toàn như cắm quá nhiều thiết bị vào một ổ cắm, sử dụng dây điện không đạt tiêu chuẩn hoặc không kiểm tra bảo dưỡng định kỳ hệ thống điện cũng là những nguyên nhân dễ dẫn đến cháy nổ.

Do tác động của hóa chất

Sự phản ứng hóa học giữa các chất dễ cháy và nổ có thể gây ra cháy nổ. Ví dụ, khi lưu trữ các hóa chất không đúng cách, các chất này có thể phản ứng với nhau hoặc với môi trường xung quanh tạo ra nhiệt và bắt lửa. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất không an toàn, không tuân thủ quy trình bảo quản và vận chuyển hoặc không có biện pháp kiểm soát tốt cũng là những nguyên nhân dẫn đến cháy nổ do hóa chất.

Do tác động của tự nhiên

Sét đánh, động đất, bão, lũ lụt,… là những hiện tượng tự nhiên có thể gây ra cháy nổ. Sét đánh có thể tạo ra nhiệt độ rất cao, đủ để đốt cháy các vật liệu dễ cháy. Động đất có thể làm hư hỏng cơ sở hạ tầng, hệ thống điện và dẫn đến cháy nổ. Bão và lũ lụt có thể làm hư hại hệ thống điện hoặc gây rò rỉ hóa chất, dẫn đến nguy cơ cháy nổ.

Hiểu rõ các nguyên nhân này giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, đảm bảo an toàn cho con người và tài sản.

Các kỹ năng phòng ngừa cháy nổ

Đầu tiên, cần có kỹ năng nhận biết và loại bỏ các nguy cơ cháy nổ. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị điện, hóa chất,… để phát hiện và loại bỏ các nguy cơ cháy nổ.

Tiếp theo đó chính là nắm vững các biện pháp phòng cháy chữa cháy

1. Nắm được kế hoạch phòng cháy chữa cháy

Nắm được kế hoạch phòng cháy chữa cháy

Kế hoạch phòng cháy chữa cháy là một nguyên tắc quan trọng, giúp xác định các nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra và đưa ra các biện pháp phòng ngừa, ứng phó. 

Một số nội dung cần có trong kế hoạch phòng cháy chữa cháy:

  • Phân tích, đánh giá các nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra.
  • Đưa ra các biện pháp phòng ngừa cháy nổ.
  • Quy định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong công tác phòng cháy chữa cháy.
  • Phương án ứng phó khi có cháy nổ xảy ra.

Bạn có thể được phổ biến về kế hoạch phòng cháy chữa cháy thông qua các buổi tập huấn hay tuyên truyền của địa phương, trường lớp hoặc cơ quan làm việc.

2. Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị điện thường xuyên

Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị điện thường xuyên

Thiết bị điện là một trong những nguyên nhân phổ biến gây cháy nổ. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị điện để phát hiện và khắc phục các nguy cơ tiềm ẩn.

Khi kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị điện, cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Kiểm tra dây dẫn, ổ cắm, công tắc điện có bị hở, hư hỏng không.
  • Kiểm tra các thiết bị điện có bị quá tải không.
  • Kiểm tra các thiết bị điện có đang ở gần nơi ẩm ướt không.
  • Định kì phát quang bụi rậm và cái tán cây to, chắn ngang đường dây điện.

3. Sử dụng các trang bị phòng cháy chữa cháy

Sử dụng các trang bị phòng cháy chữa cháy

Các trang bị an toàn phòng cháy chữa cháy như bình chữa cháy, hệ thống báo cháy tự động,… đóng vai trò quan trọng trong việc dập tắt đám cháy khi có sự cố xảy ra. Bên cạnh đó, mặt nạ và dây thừng cũng là các trang bị vô cùng cần thiết cho những tình huống này. 

Do đó, cần trang bị đầy đủ các thiết bị này và được hướng dẫn cách sử dụng an toàn. Đồng thời, hãy kiểm tra bình chữa cháy thường xuyên để đảm bảo bình còn hoạt động tốt. Và nắm rõ cách sử dụng bình chữa cháy trong những tình huống cấp bách.

4. Tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy

Tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy

Cần tuân thủ nghiêm túc các quy định về phòng cháy chữa cháy. Như không sử các thiết bị quá công suất; rút dây cắm của các thiết bị điện khi không sử dụng; không để các vật dễ cháy gần nguồn lửa, bếp gas, lò nướng; không tự ý sửa chữa đường dây điện khi trời mưa…

Kết luận

Cháy nổ là một trong những vấn đề nan giải hiện nay khi mỗi tháng trên cả nước ta lại tiếp nhận được vô số vụ việc thương tâm liên quan đến cháy nổ. Vì thế nên việc nâng cao ý thức và tự rèn luyện cho mình các kỹ năng, kiến thức về phòng chống cháy nổ là vô cùng cần thiết. Nhằm giải tần suất và tỉ lệ xảy ra các vụ cháy nổ trên toàn quốc. Nếu như có bất kỳ thắc mắc, hay cần sự hỗ trợ nào. Hãy liên hệ cho LifeSkills Vietnam, để nhận được những sự hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Nguồn tham khảo:

Thông cáo báo chí của Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ về Tình hình cháy nổ tháng 9/2023

Đọc thêm:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *